ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 10 QUẬN GÒ VẤP QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ PHƯỜNG LẦN THỨ XIII NHIỆM KỲ 2020 - 2025

Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Cải cách hành chính trên địa bàn Phường 10 năm 2024

Căn cứ Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp ban hành Kế hoạch thực hiện công tác Cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn quận Gò Vấp năm 2024. Ủy ban nhân dân Phường 10 quận Gò Vấp xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Cải cách hành chính trên địa bàn phường năm 2024 như sau:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Chỉ đạo xây dựng và ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2024 trên địa bàn phường; kịp thời thực hiện các văn bản chỉ đạo của quận và báo cáo theo quy định.
Tăng cường trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Cải cách hành chính của cơ quan, địa phương; trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về cải cách hành chính để cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện đế các tổ chức, doanh nghiệp và công dân nắm được các quy định để thực hiện đúng, kịp thời; đảm bảo công tác ngày càng đi vào chiều rộng lẫn sâu, kết quả thể hiện thực chất. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác Cải cách hành chính; phải xác định rõ và xem đây là tiêu chí bắt buộc trong việc đánh giá và phân loại đánh giá và phân loại cán bộ, công chức hàng quý, năm.
Chủ động phát hiện những mô hình, gương điển hình, sáng tạo trong cải cách hành chính để áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường giám sát tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân.
Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, chuyên đề và đột xuất trong công tác cải cách hành chính.
Phối hợp tuyên truyền cải cách hành chính một cách thiết thực, phong phú, đa dạng bằng nhiều hình thức, có mô hình truyên truyền rõ ràng, hiệu quả; gắn kết quả công tác cải cách hành chính với công tác thi đua, khen thưởng.
2. Cải cách thể chế
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của phường. Kịp thời công bố các văn bản pháp luật đảm bảo công khai và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các văn bản.
Rà soát, xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản xử lý những vấn đề phát sinh khi thực hiện tổ chức chính quyền đô thị và sắp xếp lại các đơn vị hành chính tại Thành phố theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, thủ tục hành chính.
Rà soát và đánh giá tính khả thi các văn bản quy phạm pháp luật khi triển khai vào thực tiễn chưa phù hợp để đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Thực hiện các hoạt động và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đúng quy định.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn quận đa dạng về hình thức và phù hợp với từng đối tượng.
3. Cải cách thủ tục hành chính
Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Thực hiện công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được công bố, công khai đầy đủ, đúng hạn và 100% các hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan, đơn vị được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của quận, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia
Tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất đơn giản hóa, chuẩn hóa về rà soát thời gian, thẩm quyền, thành phần hồ sơ, các bước thực hiện trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tăng trách nhiệm cá nhân; tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ trong quá trình xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Số hóa kết quả và hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của phường đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 55%.
Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức về quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố đảm bảo quy định của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung), Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý, vận hành,khai thác Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị phù hợp với đặc điểm của phường và quy định mới.
Tổ chức bộ máy theo cơ cấu vị trí việc làm với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách để  phù hợp với số biên chế do quận giao và phù hợp với tình hình của phường.
Tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Cải cách chế độ công vụ
Công khai, minh bạch và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; bố trí sử dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.
Lập danh sách cử 100% cán bộ, công chức phường tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Thành phố, quận tổ chức. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức đang công tác tại phường đạt chuẩn theo quy định; trên 80% cán bộ, công chức đang công tác tại phường được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong năm.
Lập danh sách, cử cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập trung các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, phục vụ xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông và mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh. Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức.
Phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa công vụ đến toàn thể 
cán bộ, công chức, người lao động, đưa nội dung thực hiện văn hóa công vụ vào các tiêu chí bình xét thi đua của cơ quan. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể có thành tích tốt và những cá nhân gương mẫu trong thực hiện văn hóa công vụ; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm quy định hoặc thực hiện chưa tốt văn hóa công vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy tắc ứng xử và thực thi công vụ; kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm.
6. Cải cách tài chính công
Thực hiện nghiêm và đúng các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan nhà nước.
Thực hiện ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công tại đơn vị.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến để tạo tiện lợi cho người dân và tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính và sử dụng dịch vụ công. 
Chủ động trong công tác sửa chữa, xây dựng trụ sở làm việc tại 
cơ quan, đơn vị. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện phục vụ cho các hoạt động của cán bộ, công chức, người lao động nhằm giải quyết nhu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi đến liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính.
Thực hiện thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân.
7. Hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử 
Tiếp tục thực hiện Đề án “Đô thị thông minh” trên địa bàn quận Gò Vấp, giai đoạn 2020 – 2025.
Triển khai Chương trình chuyển đổi số của Thành phố và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025.
Phối hợp triển khai thực hiện kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội bộ để bảo đảm thông suốt từ Thành phố đến phường trong việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động nội bộ trong phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; trong phục vụ người dân và tổ chức; mở rộng việc sử dụng trên nền tảng điện thoại thông minh. 
Triển khai thực hiện việc sử dụng chữ ký số, chứng thực điện tử trong hoạt động nội bộ các cơ quan, đơn vị. 
Tăng cường sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại. 
Tiếp tục thực hiện duy trì và mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
8. Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức
Tổ chức đánh giá việc giải quyết TTHC theo quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2020 của UBND Thành phố; đánh giá hài lòng gắn với giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
Thực hiện đổi mới phương thức trong công tác khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp theo hướng hiệu quả và định lượng khi thực hiện TTHC và sử dụng dịch vụ công.
Tăng cường thu thập đánh giá hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực; tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia đánh giá sự hài lòng; nghiên cứu cải thiện tỷ lệ hài lòng ngay cả khi tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 100%. Thường xuyên theo dõi định kỳ theo tuần, tháng kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân để kịp thời chấn chỉnh những vấn đề còn hạn chế.